Thám tử tư: Xử lý hình sự đối với kẻ tung tin đồn bịa đặt trên mạng

(Thám tử điều tra kinh tế) Trước đó, từ cuối tháng 10/2016, trên mạng xã hội lan truyền thông tin Ngân hàng Nhà nước sắp đổi tiền và xúi giục người dân rút tiền để mua vàng và ngoại tệ khiến tâm lý một số người dân hoang mang, thị trường ngoại tệ, vàng trong nước biến động.


Về thông tin bịa đặt đổi tiền, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công an và các đơn vị chức năng tìm ra thủ phạm phao tin đồn nhảm làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô của nước ta.

Qua xác minh điều tra, bước đầu Cơ quan Công an đã làm rõ nguồn tin thất thiệt xuất phát từ trang facebook Vịt Bầu với gần 70 nghìn lượt like liên tục đăng tải các thông tin bịa đặt liên quan đến việc đổi tiền.

Xem bài:

Thám tử điều tra kinh tế


Trang facebook Vịt Bầu này do một số đối tượng quản trị, trong số này có Nguyễn Xuân Long (trú tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai).

Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Xuân Long khai, trang facebook Vịt Bầu do đối tượng nữ có tên Nguyễn Hằng tạo lập và quản trị từ năm 2015. Hiện, Cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ động cơ, mục đích cũng như tìm ra những đối tượng đứng sau vụ việc này.

Nhìn nhận vụ việc dưới góc độ pháp lý, ông Dương Gia Phát, chuyên viên Luật, Công ty thám tử tư Kỳ Phát đánh giá: Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người tung tin đồn nhảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Trường hợp xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo Điều 122, Bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 1 - 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Trường hợp chỉ xác định được người tung tin trái với quy định của pháp luật, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng lên mạng thì cá nhân đó có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

Còn theo theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện đã quy định, người cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Thông tư số 09/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Mặc dù vậy, thực tế hiện nay, việc kiểm soát và xử lý những kẻ tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Phía Ngân hàng nhà nước cũng đã khẳng định đó là thông tin bịa đặt và có dụng ý xấu; đồng thời khuyến cáo người dân cần cảnh giác và đấu tranh trước những thông tin sai lệch, bịa đặt để tránh thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống và an ninh tiền tệ quốc gia.

Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú cũng khẳng định: Đây là thông tin hoàn toàn thất thiệt, xã hội cần phải hết sức cảnh giác trước những thông tin sai lệch như vậy, không để tin đồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và đặc biệt là đối với an ninh tiền tệ quốc gia.

Ông Đào Minh Tú nhấn mạnh: Trong điều kiện kinh tế xã hội đang ổn định, không có lý do gì lại phải đổi tiền, kể cả thay đổi cơ cấu mệnh giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có động tác nào, không có hoạt động nào liên quan đến đổi tiền. Bởi đồng tiền của Việt Nam hiện nay kể cả về giá trị, cơ cấu, mệnh giá là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế.

Xem thêm:

Thám tử kinh tế: Nên đầu tư gì vào năm 2017 với 1 tỷ trong tay?